Câu Chuyện Thành Công

Cùng chủ shop DR.SAFFRON "gỡ rối": LƯỢT CLICK BỊ GIẢM THÌ NÊN LÀM GÌ?

Nổi Bật

  • 90%

    Số đơn hàng do Quảng cáo Shopee đóng góp

  • X4

    Doanh thu gấp 4 lần chi phí bỏ ra

  • 300%

    Mức độ nhận diện sản phẩm tăng lên nhờ Quảng cáo Shopee

Câu chuyện của Shop:


Quảng cáo Shopee là 1 công cụ đắc lực trợ giúp cho những người bán như tôi để có cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng có nhu cầu hơn. Theo thời gian, tôi theo dõi và nhận thấy thuật toán hiển thị của Quảng cáo ngày 1 được cải thiện và tối ưu. Nếu ngày trước tôi phải can thiệp khá nhiều vào việc đấu thầu thủ công thì bây giờ việc để quảng cáo tự chạy tự tối ưu trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.


Khó khăn lớn nhất của tôi thời gian đầu chính là đo lường sự biến động thị trường, dự đoán và kiểm tra hiệu quả của việc chạy quảng cáo theo nhu cầu tìm kiếm từ khóa. Cũng như là tác động của đối thủ, chương trình khuyến mãi, ngày sale của sàn. Việc này cần thời gian để làm quen và sau khoảng 6 tháng mọi thứ đã trở nên khá thuận lợi.




Bài học thành công:


Tôi cũng muốn chia sẻ đến mọi người một số tips mà bản thân đã áp dụng để xử lý một vấn đề mà hầu như sellers nào trên Shopee cũng đã từng gặp phải:


LƯỢT CLICK BỊ GIẢM THÌ NÊN LÀM GÌ?


Việc theo dõi và đánh giá hiệu quả quảng cáo luôn là 1 trong những công việc cực kỳ quan trọng trong việc quản lý và phát triển shop. Biết được hiện trạng là 1 chuyện, nghiên cứu xem nguyên nhân vì sao, và tìm ra giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề còn quan trọng hơn rất nhiều. Lượt click giảm là 1 trong những vấn đề khiến bản thân mình hao tâm tổn trí nhất.

Dưới đây là 1 số hướng mình thường tập trung nghiên cứu và giải quyết, chia sẻ để anh chị em tham khảo.


1- Đánh giá các yếu tố khách quan


Khách quan tức là yếu tố thị trường. Trong đó bao gồm Nhu cầu của thị trường, thường được đánh giá qua volume tìm kiếm thay đổi mỗi ngày. Hoặc cũng có thể do thời điểm, sau ngày sale lớn thì thường các chỉ số đều giảm, cuối tháng chỉ số cũng giảm,... Ngoài ra còn những đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Mình bị giảm thì họ có giảm không, hay là họ còn đang tăng trưởng mạnh mẽ?


2- Đánh giá các yếu tố chủ quan


Bên cạnh những yếu tố khách quan, thì phải xem xét những yếu tố chủ quan.

  1. Cụ thể như là sản phẩm có gặp vấn đề gì không?
  2. Vận hành có gặp vấn đề gì không?
  3. Shop có đang gặp vấn đề gì không?
  4. Các chương trình khuyến mãi liệu đã hết hấp dẫn?


3- Phương án tối ưu


  1. Tối ưu về chiến lược kinh doanh: Cân đối giữa việc bổ sung thêm sản phẩm mới, phương án tăng trung bình đơn, chăm sóc khách hàng sau bán,... Triển khai những hoạt động để gia tăng doanh thu và phát triển bền vững


  1. Tối ưu về sản phẩm: Thay đổi hình ảnh đại diện sao cho bắt mắt và thu hút hơn, bổ sung thêm quà tặng, các chương trình mua kèm, combo deal sốc, tham gia các chương trình flash sale của sàn để lấy thêm traffic,... Với mục đích gia tăng thêm traffic, tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng tính cạnh tranh, tăng điểm liên quan để đẩy lại số bán


  1. Tối ưu về quảng cáo: Bổ sung từ khóa mới, tăng thử giá thầu, thay đổi chế độ giữa chạy chính xác và chạy mở rộng,... với mục đích tìm kiếm thêm các nhu cầu mới của khách hàng.


Mỗi biện pháp tối ưu nói trên được thử nghiệm và rút kinh nghiệm liên tục, chấp nhận nhiều thất bại nhỏ để tìm thấy 1 hướng đi đủ tốt, rồi sau đó sẽ scale dựa trên đó. Để làm được việc này đòi hỏi nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm. Hy vọng được lắng nghe thêm chia sẻ từ anh chị em để mình có thể tối ưu thêm quy trình của bản thân! ❤


#chiase #nguoibankinhnghiem #shopeeadsSES

Xem thêm Shop mình Tại đây nha




Trang này có hữu ích đối với bạn?

yes Có nè
no Không hẳn