Câu Chuyện Thành Công

Quảng cáo Tìm kiếm có còn hấp dẫn? Đọc ngay chia sẻ từ chủ shop Huy Tuấn

Nổi Bật

  • 53%

    số đơn hàng do Quảng cáo Shopee đóng góp

  • 787,9

    triệu doanh thu có được từ Quảng cáo Shopee

  • X8.3

    Doanh thu gấp 8.3 số chi phí bỏ ra

  • 50%

    mức độ nhận diện sản phẩm tăng lên nhờ Quảng cáo Shopee

Với 6 năm kinh nghiệm bán hàng trên Shopee và luôn thuộc Top ngành hàng Huy tin với những bài viết Huy chia sẻ sẽ giúp anh chị em kinh doanh dễ dàng hơn trên Shopee!



Câu chuyện của Shop:


Năm 2016 khi tình cờ thấy một quảng cáo Shopee trong lúc chơi game, Huy đã thử đăng bán một số mặt hàng còn tồn kho sau một vài lần kinh doanh của mình và đạt được những kết quả ngoài mong đợi. Sau khi bén duyên với Shopee 6 năm, từ một cửa hàng online nhỏ do anh và vợ cùng làm, giờ Huy Tuấn Shop đã là một nhà bán hàng trực tuyến với hơn 40 nhân viên và đạt kỷ lục 30.000 đơn hàng /1 ngày. Khó khăn lớn nhất gặp phải do quy mô phát triển nhanh nên phải tuyển dụng nhân sự liên tục, rất nhiều người nghỉ do áp lực của công việc. Công cuộc đào tạo khá mất thời gian, nhiều lúc chỉ lo không trả kịp đơn hàng bị sao quả tạ.



Bài học thành công: 


Quảng cáo Tìm kiếm có còn hấp dẫn?


Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều muốn bán được nhiều hàng, và để làm được điều đó chúng ta thường nghĩ ngay đến chạy quảng cáo. Vì đơn giản nó là công cụ giúp chúng ta có tâm lý “ Hôm nay chạy, ngày mai có đơn luôn” . Nhưng thực tế có đúng như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.


Có rất nhiều anh em bán hàng luôn than phiền chạy quảng cáo không ra đơn, càng chạy càng lỗ, thậm chí lỗ quá muốn dừng rồi mà chỉ sợ dừng lại không có đơn. Chúng ta cứ loay hoay mà không biết nên chơi hay nghỉ. Cá nhân mình cũng đã mất rất nhiều tiền vì không có kiến thức, nên mình cũng muốn chia sẻ giúp các bạn tránh mất quá nhiều tiền dại dột giống mình.


Bài viết này chỉ mang tính chất chia sẻ kinh nghiệm cá nhân. Kinh nghiệm không có đúng có sai chỉ có là nó có thể phù hợp với bạn hoặc không. Hãy chọn lọc và áp dụng thử những gì có ích nhé.

Quy trình test A/B


Bạn nào chạy quảng cáo Facebook đã quá quen với khái niệm này rồi. Bạn chỉ cần hiểu đơn giản như sau : ta đưa ra 2 phương án A, B trên cùng một chiến dịch và xem phương án nào hiệu quả hơn thì giữ lại.


Bước 1: Chọn mục tiêu


  1. Tăng độ nhận diện thương hiệu: mục đích phủ sóng thương hiệu đi đâu cũng nhìn thấy sản phẩm của ta không cần quan tâm đến lợi nhuận thì chạy càng nhiều sản phẩm càng tốt. Ví dụ như câu huyền thoại “ Bảo Anh ơi, xong chưa?” của Tiến Dũng đã in sâu vào đầu khán giả một thời gian dài
  2. Kinh doanh có lãi: mục đích tăng doanh số và chi phí phải trong khoảng chấp nhận được. Sau khi trừ chi phí đi vẫn có lãi
  3. Tự chạy Campaign cho chính mình: tự tạo một chương trình khuyến mại lớn không liên quan đến sàn như sinh nhật shop, sinh nhật sếp, khuyến mại mùa hè….
  4. Xây sản phẩm chủ lực (hero sku): mục đích giúp cho sản phẩm A trở thành sản phẩm chính đem lại lợi nhuận tốt thì ta phải đem về lượt tiếp cận càng nhiều càng tốt cho sản phẩm A
  5. Xây sản phẩm phễu: mục đích tiếp cận nhiều khách hàng hơn, không cần quan tâm đến lợi nhuận, chỉ quan tâm đến chỉ số lượt xem, càng nhiều càng tốt.


Bước 2: Chọn sản phẩm (tham khảo bài viết Product is King)


Mỗi sản phẩm sẽ mang trong mình một sứ mệnh: kéo lượt xem, kéo lợi nhuận, gánh team... do đó tuỳ theo mục tiêu nào ta chọn sản phẩm đó.


Bước 3: Tối ưu sản phẩm


Để giá thầu thấp mà sản phẩm của bạn vẫn có vị trí quảng cáo cao thì cần quan tâm đến điểm liên quan. Rõ ràng nếu chi phí thấp mà bạn lại ở vị trí cao hơn đối thủ, khả năng bán được nhiều hàng hơn mà chi phí rẻ hơn thì quá tuyệt vời, phải không nào?. Do đó, nếu bạn chạy quảng cáo mà không ra đơn hoặc chạy quảng cáo mà đang lỗ thì phải xem lại điểm liên quan.

Muốn có điểm liên quan cao cần làm những việc sau:


  1. Tối ưu tên sản phẩm: đặt tên sản phẩm liên quan tới các từ khóa mà mình sẽ chạy. ( Chuẩn Seo)
  2. Tối ưu hình ảnh: Làm ảnh sản phẩm thật đẹp và có USP (lợi thế cạnh tranh) thể hiện trên ảnh giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi. Tập trung 80% vào ảnh đại diện sản phẩm và 20% còn lại vào các ảnh thành phần. Nên có 9 ảnh, các ảnh còn lại thể hiện các góc cạnh của sản phẩm, thông số, màu sắc…
  3. Các bạn có thể dùng canva để sửa lại ảnh rất đơn giản, cần thiết thì mua một tài khoản canva pro để có nhiều khung ảnh đẹp hơn
  4. Tối ưu video: cực kỳ quan trọng và cũng ảnh hưởng không kém tới việc chạy quảng cáo. Bạn tự quay được thì tốt, nếu không lấy sẵn một số video trên tik tok,you tube... các video này thường làm rất hay và thu hút người xem. Đôi khi chỉ cần xem video, khách hàng đã chốt luôn đơn rồi. Nếu video không hấp dẫn, bạn có thể đổi thành video khác
  5. Tối ưu nội dung sản phẩm: Bạn nên viết theo bố cục kim tự tháp ngược. Bao gồm : mở bài , thân bài, kết luận. Trong đó phần kết luận phải có điểm nhấn chí mạng, giúp khách hàng quyết định bỏ hầu bao ra mua hàng. Bài viết nên chứa các từ khóa để tối ưu SEO và chứa hashtag.
  6. Tối ưu đánh giá sản phẩm : nếu sản phẩm mới chưa có đánh giá không nên chạy quảng cáo. Sản phẩm nên có từ 5-7 đánh giá là tốt nhất và đánh giá phải tích cực. Nếu có đánh giá xấu bạn nên xử lý ngay để khách hàng sửa hoặc xóa đánh giá.


Bước 4: Tìm hiểu thật kỹ kiến thức về chạy từ khóa


  1. Bạn cần hiểu rõ : từ khóa chính xác, từ khóa mở rộng, từ khóa tự động hoạt động như thế nào? Ngân sách theo ngày, thời gian chạy chiến dịch?
  2. Phân biệt : quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo khám phá, quảng cáo sản phẩm, quảng cáo shop
  3. Bạn cần hiểu rõ CIR, CIR trực tiếp, GMV, GMV trực tiếp, tỷ lệ click, lượt xem….


Bước 5: Set quảng cáo tìm kiếm testing A/B


  1. Quảng cáo tự động: Bật quảng cáo để AI học sản phẩm, tự động phân phối cho tệp khách hàng có khả năng chuyển đổi cao. Sau đó sử dụng A/B trong 1 tuần, 1 tháng
  2. Thêm từ khóa thủ công : thêm từ khóa càng nhiều, càng tốt nhưng phải liên quan tới sản phẩm. Chọn giá thầu phù hợp với ngân sách và sử dụng A/B
  3. Ngân sách, thời gian của chiến dịch chọn không giới hạn hoặc giới hạn tùy theo mục tiêu đã phân tích ở trên
  4. Chọn lọc từ khóa mà Shopee gợi ý
  5. Chọn từ khóa của ngành hàng.


Bước 6: Set quảng cáo khám phá testing A/B


  1. Quảng cáo tự động: Bật quảng cáo để AI học sản phẩm, tự động phân phối cho tệp khách hàng có khả năng chuyển đổi cao. Sau đó sử dụng A/B trong 1 tuần, 1 tháng. Lưu ý quảng cáo tự động cắn tiền khá nhanh nên chi phí cao do đó cần xem xét theo mục tiêu của mình
  2. Quảng cáo khám phá quan tâm đến 3 vị trí và mức Premium thực hiện A/B
  3. Quan tâm đến 4 yếu tố đối tượng, 4 yếu tố hành vi thực hiện A/B


Bước 7: Phân tích dữ liệu tất cả quảng cáo


  1. Bạn cần xem lại mục tiêu từ Bước 1.
  2. Bạn xem chi phí bỏ ra thu về được bao nhiêu doanh thu? có lãi không?
  3. Bạn xem chi phí thu về trên lượt xem là bao nhiêu? Rẻ hay đắt?


Đối với chỉ số tỷ lệ click: 


  1. Nếu tỷ lệ click thấp có nhiều nguyên nhân như : sản phẩm không hấp dẫn, không đúng nhu cầu người mua… Cần xem lại sản phẩm .Tỷ lệ click phù hợp thực tế trung bình khoảng 5% trong ngày thường, còn Campain sẽ cao hơn có thể lớn hơn 10%
  2. Ví dụ: mùa hè mà đi quảng cáo quạt sưởi là không đúng rồi.
  3. Nếu tỷ lệ click quá cao mà lượt mua lại thấp chứng tỏ bạn đang bị CLICK TẶC. Cần xem lại ngay giá thầu, vị trí của quảng cáo. Tỷ lệ này dao động từ 25-100%. Tất nhiên phải tính trên thời gian từ 3-7 ngày. Còn nếu thời gian ít quá, tỷ lệ click cao có thể do sản phẩm bạn mới nên nhiều người tò mò click vào xem.
  4. Ví dụ: mùa đông bán tất hình thú ngộ nghĩnh mà giá chỉ có 3.000 1 đôi sẽ có rất nhiều người tò mò và click vào


Đối với chỉ số lượt xem:


  1. Mục tiêu nhiều lượt xem không cần lợi nhuận thì cân đối xem chi phí phù hợp chưa?
  2. Mục tiêu có lượt xem và có lợi nhuận thì xem tỷ lệ chuyển đổi phù hợp chưa? Nếu nhiều lượt xem mà không có lượt mua cần xem lại sản phẩm


Ví dụ : bán bàn phím máy tính giá 500k mà dùng dây usb, không phải bàn phím cơ, không bảo hành, không có thương hiệu nổi bật thì khách chỉ tò mò xem sản phẩm thôi chứ không mua


Mẹo: Đừng nên vung tay quá trán. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Hãy tối ưu chi phí và doanh thu tốt nhất. Ăn nhau vẫn là đường dài, đừng nên đốt cháy giai đoạn mà ngã giữa đường.


Bước 8: Phân tích dữ liệu từng sản phẩm


  1. Chi phí: bạn xem chi phí so với mức lợi nhuận có phù hợp chưa? Bạn có thể xem lại bài bán 1000 đơn vẫn lỗ của mình. Nếu chi phí nhỏ hơn nhiều so với lợi nhuận biên thì mục tiêu là phải tiêu nhiều tiền và doanh thu tăng tương xứng
  2. Doanh số : càng cao càng tốt nhưng tỷ lệ so với chi phí phải hợp lý
  3. CIR : cho bạn biết bỏ ra mấy đồng chi phí thì thu được mấy đồng doanh thu


Ví dụ : Bạn bán sản phẩm A lợi nhuận biên 50%. Toàn bộ chi phí gồm : vận hành, nguyên vật liệu, sàn thu ….khoảng 20%.


  1. Nếu chi phí quảng cáo 10%. Như vậy là ngon. Nên tìm cách làm cho quảng cáo tiêu nhiều tiền hơn
  2. Nếu chi phí quảng cáo 30%. Bạn đang hòa tiền. Cần xem lại mục tiêu của mình: xây sản phẩm? kiếm lượt xem?....
  3. Nếu chi phí quảng cáo từ 30% trở lên : Bạn đang bị lỗ. Xem lại mục tiêu. Tắt quảng cáo hoặc tối ưu lại sản phẩm


Mẹo: nếu không thể tối ưu được thì đừng tối ưu nữa. Thua keo này, ta bày keo khác. Hãy chọn sản phẩm khác phù hợp hơn


Bước 9: Chọn quảng cáo tự động hay thủ công?


  1. Quảng cáo tự động: dành cho những người lười. Bạn chỉ cần bật lên, toàn bộ để sàn tự lo.Tuy nhiên chương trình máy ngốn tiền rất nhanh, bạn cần theo dõi liên tục để xem có phù hợp với mục tiêu của mình hay không?
  2. Quảng cáo thủ công: dành cho các cao thủ cần mẫn. Bạn cần tinh chỉnh liên tục 
  3. Vị trí từ khóa luôn để phù hợp với sản phẩm
  4. Cân nhắc giữa từ khóa thủ công và mở rộng


Mẹo: Vị trí quảng cáo không phải cứ 1,2,3 mới bán tốt. Các vị trí khác vẫn hiệu quả mà giá thầu lại thấp


  1. Có thể chạy mở rộng trước sau đó chạy chính xác để hiệu quả
  2. Xóa bớt các từ khóa không ra đơn 


Trên đây là 1 số chiến lược Huy Đỗ chia sẻ cho các chủ shop. Mong shop sẽ thành công.


Mọi người tham khảo thêm Shop mình tại đây nhé!  



Trang này có hữu ích đối với bạn?

yes Có nè
no Không hẳn