Inspiration
Get inspired by our sellers’ success stories and discover how Shopee Ads can work for you too.
30%
số đơn hàng do Quảng cáo Shopee đóng góp
1,5 tỷ
doanh thu có được từ Quảng cáo Shopee vào tháng 12/2020
X10
Doanh thu gấp 10 lần số chi phí bỏ ra
30%
Mức độ nhận diện sản phẩm tăng 30% nhờ Quảng cáo Shopee
Chào các bạn,
Tôi là Hoàng Ngọc Tú, Tú đã có 5 năm kinh nghiệm kinh doanh online và 4 năm kinh doanh trên Shopee. Shop thời trang Faviti của Tú nằm trong top 1 ngành hàng thời trang năm 2020, Kỷ lục 17.000 đơn hàng 1 ngày vào ngày 12.12.2020, kỷ lục về doanh thu 1,1 tỷ 1 ngày vào ngày 11.11 và 12.12.2020 , 1 trong 8 shop được đề cử là shop được yêu thích nhất năm trong livestream trên Shopee, Chiến binh nổi bật vào 7.7.2021 và gần đây 9.9.2021 Shop Tú vẫn đạt gần 2000 đơn và tạo ra doanh thu 250.tr 1 ngày sau khi tính cả trợ giá ngay cả khi Shop Tú đang nằm trong vùng dịch.
Để có những kết quả tốt như vậy thì Tú cũng đã từng giống rất nhiều anh chị, khi tôi mới bắt đầu kinh doanh online vào năm 2017, và sản phẩm đầu tiên Tú bán đó là kính gọng gỗ.
Bắt đầu cùng với 3 anh em thân, trước khi kinh doanh anh em ai cũng rất hứng khởi, họp lên họp xuống tuần họp mấy lần.
Họp trực tiếp, họp online. Với ước nguyện thoát nghèo lớn lao, anh em bắt tay vào làm, nhập hàng, chụp ảnh, đăng bài rồi cả chạy quảng cáo. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, 4 ông mỗi ông 1 kiểu, không ai nghe ai.
Kết quả là tan rã Tú cùng 2 anh em khác rút vốn để 1 bạn làm đến bây giờ. Bài học ở đây là việc kinh doanh chung không dễ, đặc biệt là mỗi người mỗi cá tính khác nhau, có mỗi 1 điểm chung là .......cả 4 ông đều không có kinh nghiệm.
Cũng may là sau dự án anh em vẫn giữ được tình cảm, trộm vía đến giờ vẫn thân.
Lần thứ 2 Tú khởi nghiệp là bán giày thể thao order từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Lí do mình làm order vì mình rất thích mua giày thể thao đặc biệt là của các hãng lớn, lần này đi công tác Hàn hay Úc cũng phải làm mấy chục đôi mua cho mình với người thân quen.
Thêm nữa mình thấy nhiều người làm cái này..... CÓ VẺ CŨNG ĐƯỢC :)))
Đúng là làm việc đúng sở thích có khác thật, mình săn Sale ngày đêm, hết das Nhật, rebook, rồi sang abcmart, Gmarket Hàn.
Và cuối cùng chỉ sau 6 tháng mình đã bán được hàng trăm đôi giày và ... lỗ mất 5 6 triệu.
Lí do là mình chỉ tính chênh cân nặng tỉ giá mỗi đôi lãi đc có mấy chục đến vài trăm, nhưng thỉnh thoảng lại có 1 số anh em nhờ pass hộ vì đi không vừa... Cuối cùng toàn pass lỗ và tồn mất chục đôi.
Sau 2 lần khởi nghiệp thất bại, đến lần thứ 3 khởi nghiệp thì chỉ sau 2 tháng lãi được 90 triệu. Đó chính là vì Tú đã chọn đúng thị trường, chọn đúng sản phẩm. Sản phẩm Tú lựa chọn là áo len nam và bán trên Shopee, vào thời điểm đó rất ít kiến thức được chia sẻ và Tú 1 kênh để cập nhật kiến thức đó là group “Lập nghiệp với Shopee", Tú gặp bất kỳ khó khăn nào, Tú sẽ lên đó hỏi và gần như đọc hết tất cả các câu hỏi, câu trả lời của các thành viên khác. Bằng việc “cắm rễ" trên group, Tú đã tránh được rất nhiều sai lầm của người khác và cập nhật được những tính năng mới mà shopee triển khai. Việc chúng ta liên tục phát triển là do đã không mắc lại sai lầm của người khác. Ngoài ra, Tú tham gia tất cả chương trình, các tính năng mới mà Shopee phát triển, vì đơn giản là Shopee chỉ phát triển những tính năng giúp người bán bán tốt hơn, và giúp người mua dễ dàng mua hàng hơn nên nếu như Tú làm chưa tốt tính năng nào, Tú sẽ cố gắng tối ưu và làm cho tốt. Và đấu thầu từ khóa là 1 trong những tính năng Tú tập trung nhất và tạo ra những kết quả tuyệt vời nhất.
Gần đây ngoài việc được yêu cầu review shop, Tú còn nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan đến việc chạy quảng cáo trên shopee, xoay quanh đủ mọi vấn đề như làm thế nào để giá thầu giảm, sản phẩm nào nên chạy quảng cáo tìm kiếm, sản phẩm nào nên chạy quảng cáo khám phá...vân vân và mây mây. Hôm nay, Tú sẽ đi sâu vào một vấn đề mà Tú nghĩ rằng sẽ giúp ích cho rất nhiều seller tối ưu được chi phí marketing nội sàn đó là Chiến lược đặt giá thầu cho từ khoá.
Đầu tiên là về mặt tư duy chung khi chạy quảng cáo tìm kiếm mà trước giờ Tú luôn theo đuổi theo thời gian dù kỹ thuật chạy có khác đi, đó là:
Hoà là chạy. Hoà về mặt chi phí quảng cáo so với lợi nhuận thực. Nhưng chúng ta lời rất lớn về mặt Giá trị vòng đời khách hàng “Lifetime Value”. Tú để keyword này ở đây để anh em có thể tìm hiểu thêm về nó, nếu anh em muốn Tú đào sâu về khái niệm này, Tú sẽ lên 1 bài riêng cho chủ đề hay ho này
“Lỗ trong kế hoạch” luôn được tính đến khi bắt đầu chạy quảng cáo đấu thầu từ khóa cho sản phẩm mới. Lợi nhuận sẽ đến trong đường dài và xuyên suốt hành trình chạy quảng cáo.
Hiểu mình hiểu người, biết rõ lực bản thân đến đâu và đối thủ cạnh tranh mạnh đến đâu.
Tiếp đến, Tú sẽ đi trả lời 1 số câu hỏi từ đó mọi người sẽ thấy rõ hơn chiến lược mà Tú đang áp dụng
Câu hỏi 1: Cách đặt ra mức giá thầu tối đa để Shop đảm bảo luôn kiểm soát chi phí trong mức cho phép?
Trả lời: Với mỗi 1 sản phẩm, seller chúng ta cần tính rõ được lợi nhuận của sản phẩm đó tối đa là bao nhiêu, và với tư duy hoà là chạy, chỉ cần chi phí chạy quảng cáo không vượt quá con số lợi nhuận là đã kiểm soát được chi phí. Chỉ số mà chúng ta cần quan tâm là CIR = Chi phí/GMV) chứ không phải là giá thầu tối đa. Mức giá thầu tối đa sẽ thay đổi liên tục theo thời gian Tú chạy, nhưng CIR luôn cần phải nằm trong phạm vi kiểm soát chi phí trong mức cho phép. Mức cho phép là bằng lợi nhuận thực khi chạy đấu thầu sản phẩm cũ hoặc lớn hơn lợi nhuận thực từ 5 đến 10% khi bắt đầu chạy sản phẩm mới.
Câu hỏi 2: Nên bắt đầu với mức giá thầu bao nhiêu? Giá thầu gợi ý của hệ thống có đáng tin không?
Trả lời: Nên bắt đầu với giá thầu gợi ý của hệ thống và tối đa không quá 2000đ thay vì 5000đ.Tú thường tăng từ 200đ đến 500đ mỗi lần tăng.Với các sản phẩm nhà Tú biên lợi nhuận khá tốt nên chi phí dành cho chạy quảng cáo cũng đủ sự cạnh tranh để lên top sớm. Mục tiêu của Tú là sản phẩm sẽ nằm trong top 10 để dễ cắn tiền.
Câu hỏi 3: Khi nào thì cần tăng giá thầu? Nên tăng bao nhiêu và để giá thầu tăng trong bao lâu?
Trả lời: Khi sản phẩm Tú chạy bị tụt top hoặc khi sản phẩm đó đang cắn tiền tốt và ra đơn tự nhiên, Tú sẽ tăng giá thầu để đẩy cắn tiền nhiều hơn. Việc có nhiều click và cắn tiền nhiều sẽ giúp cho shopee hiểu rằng sản phẩm này có độ liên quan với từ khóa nhiều hơn và giúp cho về lâu dài, giá thầu gợi ý sẽ giảm đi. Về mức độ tăng và thời gian tăng thì Tú thường tăng 200đ đến 500đ mỗi lần và theo dõi hiệu quả hàng ngày để điều chỉnh cho hợp lý.
Câu hỏi 4: Khi nào thì hạ giá thầu?
Trả lời: Khi sản phẩm đã ổn định ở vị trí mà Tú mong muốn đồng thời giá thầu gợi ý đã giảm dần, Tú sẽ hạ giá thầu cho từ khóa đó. Đây là lúc mà Tú coi là việc lỗ trong kế hoạch đã xong và chuyển sang giai đoạn kéo lợi nhuận từ việc chạy quảng cáo. Với tư duy biết mình biết người thì Tú ưu tiên vị trí quảng cáo mà xung quanh ít đối thủ nặng ký hơn là cứ phải chen lên top 1. Nên đây cũng là một thời điểm Tú sẽ hạ giá đấu thầu.
Câu hỏi 5: Có sự khác biệt trong việc chỉnh giá thầu cho từ khóa mạnh mang lại doanh số và từ khóa hoạt động trung bình/vừa đủ không?
Trả lời: Chắc chắn là có sự khác biệt từ các từ khoá mang lại nhiều doanh số và ít doanh số. Việc tối ưu trong chạy quảng cáo đấu thầu từ khoá là việc làm liên tục. Các từ khóa mạnh mang lại doanh số là các từ khóa cần tối ưu đầu tiên vì các từ khóa này sẽ kéo lại chỉ số GMV tăng nhanh hơn, dẫn đến cơ hội CIR nằm trong phạm vi kiểm soát hoặc có lời là cao hơn.
Mọi người tham khảo thêm Shop mình tại đây nhé!
Was this page helpful?
Câu chuyện của Shop:
Bài học thành công:
30%
số đơn hàng do Quảng cáo Shopee đóng góp
1,5 tỷ
doanh thu có được từ Quảng cáo Shopee vào tháng 12/2020
X10
Doanh thu gấp 10 lần số chi phí bỏ ra
30%
Mức độ nhận diện sản phẩm tăng 30% nhờ Quảng cáo Shopee
Chào các bạn,
Tôi là Hoàng Ngọc Tú, Tú đã có 5 năm kinh nghiệm kinh doanh online và 4 năm kinh doanh trên Shopee. Shop thời trang Faviti của Tú nằm trong top 1 ngành hàng thời trang năm 2020, Kỷ lục 17.000 đơn hàng 1 ngày vào ngày 12.12.2020, kỷ lục về doanh thu 1,1 tỷ 1 ngày vào ngày 11.11 và 12.12.2020 , 1 trong 8 shop được đề cử là shop được yêu thích nhất năm trong livestream trên Shopee, Chiến binh nổi bật vào 7.7.2021 và gần đây 9.9.2021 Shop Tú vẫn đạt gần 2000 đơn và tạo ra doanh thu 250.tr 1 ngày sau khi tính cả trợ giá ngay cả khi Shop Tú đang nằm trong vùng dịch.
Để có những kết quả tốt như vậy thì Tú cũng đã từng giống rất nhiều anh chị, khi tôi mới bắt đầu kinh doanh online vào năm 2017, và sản phẩm đầu tiên Tú bán đó là kính gọng gỗ.
Bắt đầu cùng với 3 anh em thân, trước khi kinh doanh anh em ai cũng rất hứng khởi, họp lên họp xuống tuần họp mấy lần.
Họp trực tiếp, họp online. Với ước nguyện thoát nghèo lớn lao, anh em bắt tay vào làm, nhập hàng, chụp ảnh, đăng bài rồi cả chạy quảng cáo. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, 4 ông mỗi ông 1 kiểu, không ai nghe ai.
Kết quả là tan rã Tú cùng 2 anh em khác rút vốn để 1 bạn làm đến bây giờ. Bài học ở đây là việc kinh doanh chung không dễ, đặc biệt là mỗi người mỗi cá tính khác nhau, có mỗi 1 điểm chung là .......cả 4 ông đều không có kinh nghiệm.
Cũng may là sau dự án anh em vẫn giữ được tình cảm, trộm vía đến giờ vẫn thân.
Lần thứ 2 Tú khởi nghiệp là bán giày thể thao order từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Lí do mình làm order vì mình rất thích mua giày thể thao đặc biệt là của các hãng lớn, lần này đi công tác Hàn hay Úc cũng phải làm mấy chục đôi mua cho mình với người thân quen.
Thêm nữa mình thấy nhiều người làm cái này..... CÓ VẺ CŨNG ĐƯỢC :)))
Đúng là làm việc đúng sở thích có khác thật, mình săn Sale ngày đêm, hết das Nhật, rebook, rồi sang abcmart, Gmarket Hàn.
Và cuối cùng chỉ sau 6 tháng mình đã bán được hàng trăm đôi giày và ... lỗ mất 5 6 triệu.
Lí do là mình chỉ tính chênh cân nặng tỉ giá mỗi đôi lãi đc có mấy chục đến vài trăm, nhưng thỉnh thoảng lại có 1 số anh em nhờ pass hộ vì đi không vừa... Cuối cùng toàn pass lỗ và tồn mất chục đôi.
Sau 2 lần khởi nghiệp thất bại, đến lần thứ 3 khởi nghiệp thì chỉ sau 2 tháng lãi được 90 triệu. Đó chính là vì Tú đã chọn đúng thị trường, chọn đúng sản phẩm. Sản phẩm Tú lựa chọn là áo len nam và bán trên Shopee, vào thời điểm đó rất ít kiến thức được chia sẻ và Tú 1 kênh để cập nhật kiến thức đó là group “Lập nghiệp với Shopee", Tú gặp bất kỳ khó khăn nào, Tú sẽ lên đó hỏi và gần như đọc hết tất cả các câu hỏi, câu trả lời của các thành viên khác. Bằng việc “cắm rễ" trên group, Tú đã tránh được rất nhiều sai lầm của người khác và cập nhật được những tính năng mới mà shopee triển khai. Việc chúng ta liên tục phát triển là do đã không mắc lại sai lầm của người khác. Ngoài ra, Tú tham gia tất cả chương trình, các tính năng mới mà Shopee phát triển, vì đơn giản là Shopee chỉ phát triển những tính năng giúp người bán bán tốt hơn, và giúp người mua dễ dàng mua hàng hơn nên nếu như Tú làm chưa tốt tính năng nào, Tú sẽ cố gắng tối ưu và làm cho tốt. Và đấu thầu từ khóa là 1 trong những tính năng Tú tập trung nhất và tạo ra những kết quả tuyệt vời nhất.
Gần đây ngoài việc được yêu cầu review shop, Tú còn nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan đến việc chạy quảng cáo trên shopee, xoay quanh đủ mọi vấn đề như làm thế nào để giá thầu giảm, sản phẩm nào nên chạy quảng cáo tìm kiếm, sản phẩm nào nên chạy quảng cáo khám phá...vân vân và mây mây. Hôm nay, Tú sẽ đi sâu vào một vấn đề mà Tú nghĩ rằng sẽ giúp ích cho rất nhiều seller tối ưu được chi phí marketing nội sàn đó là Chiến lược đặt giá thầu cho từ khoá.
Đầu tiên là về mặt tư duy chung khi chạy quảng cáo tìm kiếm mà trước giờ Tú luôn theo đuổi theo thời gian dù kỹ thuật chạy có khác đi, đó là:
Hoà là chạy. Hoà về mặt chi phí quảng cáo so với lợi nhuận thực. Nhưng chúng ta lời rất lớn về mặt Giá trị vòng đời khách hàng “Lifetime Value”. Tú để keyword này ở đây để anh em có thể tìm hiểu thêm về nó, nếu anh em muốn Tú đào sâu về khái niệm này, Tú sẽ lên 1 bài riêng cho chủ đề hay ho này
“Lỗ trong kế hoạch” luôn được tính đến khi bắt đầu chạy quảng cáo đấu thầu từ khóa cho sản phẩm mới. Lợi nhuận sẽ đến trong đường dài và xuyên suốt hành trình chạy quảng cáo.
Hiểu mình hiểu người, biết rõ lực bản thân đến đâu và đối thủ cạnh tranh mạnh đến đâu.
Tiếp đến, Tú sẽ đi trả lời 1 số câu hỏi từ đó mọi người sẽ thấy rõ hơn chiến lược mà Tú đang áp dụng
Câu hỏi 1: Cách đặt ra mức giá thầu tối đa để Shop đảm bảo luôn kiểm soát chi phí trong mức cho phép?
Trả lời: Với mỗi 1 sản phẩm, seller chúng ta cần tính rõ được lợi nhuận của sản phẩm đó tối đa là bao nhiêu, và với tư duy hoà là chạy, chỉ cần chi phí chạy quảng cáo không vượt quá con số lợi nhuận là đã kiểm soát được chi phí. Chỉ số mà chúng ta cần quan tâm là CIR = Chi phí/GMV) chứ không phải là giá thầu tối đa. Mức giá thầu tối đa sẽ thay đổi liên tục theo thời gian Tú chạy, nhưng CIR luôn cần phải nằm trong phạm vi kiểm soát chi phí trong mức cho phép. Mức cho phép là bằng lợi nhuận thực khi chạy đấu thầu sản phẩm cũ hoặc lớn hơn lợi nhuận thực từ 5 đến 10% khi bắt đầu chạy sản phẩm mới.
Câu hỏi 2: Nên bắt đầu với mức giá thầu bao nhiêu? Giá thầu gợi ý của hệ thống có đáng tin không?
Trả lời: Nên bắt đầu với giá thầu gợi ý của hệ thống và tối đa không quá 2000đ thay vì 5000đ.Tú thường tăng từ 200đ đến 500đ mỗi lần tăng.Với các sản phẩm nhà Tú biên lợi nhuận khá tốt nên chi phí dành cho chạy quảng cáo cũng đủ sự cạnh tranh để lên top sớm. Mục tiêu của Tú là sản phẩm sẽ nằm trong top 10 để dễ cắn tiền.
Câu hỏi 3: Khi nào thì cần tăng giá thầu? Nên tăng bao nhiêu và để giá thầu tăng trong bao lâu?
Trả lời: Khi sản phẩm Tú chạy bị tụt top hoặc khi sản phẩm đó đang cắn tiền tốt và ra đơn tự nhiên, Tú sẽ tăng giá thầu để đẩy cắn tiền nhiều hơn. Việc có nhiều click và cắn tiền nhiều sẽ giúp cho shopee hiểu rằng sản phẩm này có độ liên quan với từ khóa nhiều hơn và giúp cho về lâu dài, giá thầu gợi ý sẽ giảm đi. Về mức độ tăng và thời gian tăng thì Tú thường tăng 200đ đến 500đ mỗi lần và theo dõi hiệu quả hàng ngày để điều chỉnh cho hợp lý.
Câu hỏi 4: Khi nào thì hạ giá thầu?
Trả lời: Khi sản phẩm đã ổn định ở vị trí mà Tú mong muốn đồng thời giá thầu gợi ý đã giảm dần, Tú sẽ hạ giá thầu cho từ khóa đó. Đây là lúc mà Tú coi là việc lỗ trong kế hoạch đã xong và chuyển sang giai đoạn kéo lợi nhuận từ việc chạy quảng cáo. Với tư duy biết mình biết người thì Tú ưu tiên vị trí quảng cáo mà xung quanh ít đối thủ nặng ký hơn là cứ phải chen lên top 1. Nên đây cũng là một thời điểm Tú sẽ hạ giá đấu thầu.
Câu hỏi 5: Có sự khác biệt trong việc chỉnh giá thầu cho từ khóa mạnh mang lại doanh số và từ khóa hoạt động trung bình/vừa đủ không?
Trả lời: Chắc chắn là có sự khác biệt từ các từ khoá mang lại nhiều doanh số và ít doanh số. Việc tối ưu trong chạy quảng cáo đấu thầu từ khoá là việc làm liên tục. Các từ khóa mạnh mang lại doanh số là các từ khóa cần tối ưu đầu tiên vì các từ khóa này sẽ kéo lại chỉ số GMV tăng nhanh hơn, dẫn đến cơ hội CIR nằm trong phạm vi kiểm soát hoặc có lời là cao hơn.
Mọi người tham khảo thêm Shop mình tại đây nhé!
Was this page helpful?
Câu chuyện của Shop:
Bài học thành công:
Feedback
Feedback