Câu Chuyện Thành Công

Chọn sản phẩm chạy Quảng cáo nào cho đúng? Học ngay bí quyết từ AKUBA

Nổi Bật

  • 50%

    số đơn hàng do Quảng cáo Shopee đóng góp

  • 109

    triệu doanh thu có được từ Quảng cáo Shopee vào tháng 7/2021

  • X7

    Doanh thu gấp 7 lần số chi phí bỏ ra

Chạy quảng cáo cũng phải có chiến lược, không phải sản phẩm nào, đối với ai cũng chạy giống nhau.



Câu chuyện của Shop:


Tui là Tuấn Tê Tê, seller đời đầu của Shopee. Ngoài việc tự có riêng một nhãn hàng Dung dịch vệ sinh nam Tê Tê Men bán chính trên các sàn TMĐT, tui còn support các nhãn hàng khi họ có nhu cầu. Khó khăn thì muôn vàn nhưng đỉnh điểm đầu 2020, do dịch Covid lần 1 và quản lý không tốt nên Shop bán lẻ Cửa hàng Thư Lê của tôi phải dẹp bỏ, hàng hóa là sản phẩm FMCG có hạn sử dụng bỏ gần như mất trắng, thiệt hại hơn 2 tỷ đồng. Từ đó tôi có động lực hơn về câu chuyện tối giản hoạt động và tối ưu chi phí khi hoạt động tại Shopee. Từ đầu 2021, hỗ trợ nhiều nhãn hàng làm tốt hơn việc kinh doanh tại sàn, nhưng case tôi muốn chia sẻ nhiều nhất là AKUBA khi 2 anh em gặp và trao đổi trong 2-3 ngày, hướng dẫn team tự tối ưu lại chiến lược, quảng cáo, mô tả, đồng bộ hình ảnh, quy hoạch ngân sách v.v… Đưa doanh số từ 80tr CIR 30% và gần như không có lợi nhuận từ Shopee vào tháng 6 đến doanh số gần 300tr CIR 15% với lợi nhuận tối thiểu 5% sau chi phí thì đối với tôi đây là case tôi có nhiều câu chuyện, cảm xúc nhất để chia sẻ cùng mọi người.




Bài học thành công:


Chọn sản phẩm để chạy quảng cáo


Hồi tính năng đấu thầu quảng cáo mới ra khoảng tháng 7/2018 (không nhớ chính xác) mở giới hạn cho 1 số nhà bán trong đó có mình. Hồi đó tìm ra được từ khóa "serum" và "serum trắng da" ở mức thầu 1.000đ/click chưa tới 10 click ra 1 đơn lời >100k cho 1 sản phẩm serum dưỡng da mình đang bán. Việc bán hàng dễ quá làm bản thân mình tự ngộ nhận rằng bản thân mình "đủ giỏi" để ngưng học hỏi.


Từ 2019, chính sách siết chặt, thay đổi, bản thân mình chưa thích nghi tốt dẫn đến việc hiệu quả bán hàng giảm so với trước. Nhiều lần suy nghĩ chưa ra chuyện.


2020, được có cơ hội quay lại thị trường, ngoài tự có 1 nhãn nhỏ xíu riêng, một vài anh em tin tưởng tương tác để mình lead team, setup team Ecom vài nhãn hàng, xem số liệu, đặt vấn đề, mình mới có nhiều case study tự rút ra cho bản thân, vài thông tin đã được học nay mới hiểu. Nay chia sẻ lại mọi người về trải nghiệm của mình.


CHỌN SẢN PHẨM CHẠY QUẢNG CÁO


Chạy quảng cáo cũng phải có chiến lược, không phải sản phẩm nào, đối với ai cũng chạy giống nhau, tui chia các sản phẩm thành từng tệp sau đây:


Có sản phẩm phải bán để khách càng mua nhiều càng tốt: Sản phẩm xác định hòa vốn, có chuyển đổi cao, bán tốt với tập khách mục tiêu rộng phù hợp với đối tượng nhu cầu của nhãn hàng. Bán bằng mọi giá để khiến khách phải bắt đầu rút tiền ra khỏi ví mua hàng.


Có sản phẩm để bán phải lời: giảm thì giảm nhưng giữ cái giá niêm cho nó đừng nát giá không còn biên lợi để còn cơ hội bán tiếp.


Có sản phẩm chỉ quảng cáo để người ta vào xem nhiều rồi chốt mua một sản phẩm khác qua công cụ gợi ý Marketing Tool thiết kế tinh tế.


Có sản phẩm chạy để thử nghiệm chỉ số: xem nó có thể phù với với nhóm chiến lược bán hàng nào, khách hàng mục tiêu nào.


Cũng có những sản phẩm được tạo ra không phải để quảng cáo mà là để khuyến khích khách hàng mua những sản phẩm khác rồi sẽ có cơ hội được tặng, hoặc mua kèm sản phẩm này để tăng tính tiện lợi và giá trị cho đơn hàng khách mua từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi.


Ví dụ: Tui đặt sản phẩm trong gian hàng thành 5 nhóm bao gồm Phễu, Chính (chủ lực), Trending, Bán kèm, Còn lại.


Tui chọn trong mục Hiệu quả bán hàng ra những con “có vẻ tốt” đại diện cho cate ngành hàng hoặc traffic từ khách cũ (qua tin nhắn quảng bá hay feed) hoặc dẫn link từ các trang mạng xã hội, quảng cáo Facebook, Tiktok với ngân sách nhỏ kiểm tra tương tác. Sau khi thấy những con có chuyển đổi tốt ở mức giá có lợi nhuận tốt thì làm chủ lực, con lợi nhuận thấp thì làm phễu.


Con phễu thì cho nhận hết traffic vào từ các nguồn. Con chủ lực cho nó nhận hết traffic nội sàn thông qua công cụ marketing tool và cũng có chạy ads trong kế hoạch.


Con Bán kèm thì không chạy ads mà chỉ sinh ra để tăng giá trị cho các sản phẩm khác để khi bán kèm hoặc tặng kèm thì khách dễ ra quyết định mua hàng hơn. Có thể chọn những sản phẩm có giá trị thay thế hoặc tăng giá trị, không thuộc ngành hàng chính để làm sản phẩm Bán kèm.


Đối với nhóm Trending thì là slot dành cho những sản phẩm mới cập nhật liên tục, nhóm này mình tạo ra để phù hợp với hoạt động của cty ông anh mình, công ty ổng thường ra nhiều mẫu trang phục thời trang theo mùa. Ở con này mình cũng có ngân sách test ads, nếu sản phẩm bán tốt mình sẽ test nó ở chiến lược Chủ lực hoặc Phễu. Không thỏa thì sau thời gian mình sẽ hạ tồn và chuyển qua kênh outlet.


Tham khảo Shop mình tại đây nhé!


Trang này có hữu ích đối với bạn?

yes Có nè
no Không hẳn